2010/09/26

Phát biểu từ blogger Nguyễn Phan

Hãy thử tưởng tượng, bạn bị người khác bịt mắt, bịt tai và bịt cả miệng một ngày. Không cho nghe những điều bạn muốn nghe, không cho thấy điều gì bạn muốn thấy và không cho nói những gì trái tim bạn muốn tỏ bày. Bạn có bực, có tức, có nổi giận lên không?

Nếu bạn nổi giận, thì thật ra, đó chỉ là một điều bình thường. Không tức giận mới có vấn đề.
Ở những xứ tự do, những người không cho bạn nghe, thấy và nói sẽ bị luật pháp nước đó trừng trị vì can tội tước mất tự do của người khác.

Nhưng trái lại, ở những quốc gia độc tài như Việt Nam, kẻ cầm quyền nhân danh luật pháp để phạm pháp một cách ngang nhiên. Một trong những cách họ thực hiện là dựng tường lửa không cho dân truy cập thông tin trên mạng toàn cầu Internet, bên cạnh những hành động còn mang tính chà đạp luật pháp hơn như sai hacker đánh sập các trang mạng không vừa mắt nhà cầm quyền.

Vấn đề còn lại là tìm mọi cách hưởng tất cả những quyền thực ra mình được hưởng, tìm cách vượt tường lửa, vượt rào chặn do nhà cầm quyền độc tài dựng lên. Đó là quyền thụ đắc tất cả thông tin đang lưu hành trên Internet.

Tuy nhiên, tích cực hơn vẫn là làm sao giải quyết vấn đề tận gốc, làm sao chấm dứt tình trạng dựng tường lửa, đánh sập các trang mạng.

Dựng tường lửa là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế mà chính nhà cầm quyền Hà Nội đã đặt bút ký vào khi chấp nhận giao thương với các quốc gia trên thế giới.

Trong chiều hướng đó, việc thực hiện một trang mạng chuyên hướng dẫn cách vượt tường lửa như trang http://nofirewall.blogspot.com/ của đảng Việt Tân là một nỗ lực rất đáng trân trọng. Tôi đã "lướt" vào trang này, thấy khá đầy đủ các thông tin chuyên môn, giá trị cao cho lãnh vực vượt tường lửa mà dân trong nước cần đến. Cách trình bày, giải thích đầy đủ mà gãy gọn, dễ hiểu cho người không phải dân IT. Trang chứa nhiều tài liệu quý báu của một số chuyên gia trong ngành.

Chúng ta không chấp nhận mọi hình thức vi phạm luật pháp. Coi thường, chà đạp luật pháp do chính họ làm ra ở cấp lãnh đạo một quốc gia thì càng không thể chấp nhận được.

No comments:

Post a Comment