2010/09/13

An ninh điện tử | Sự Đàn Áp Đối Với Những Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền

Những chế độ áp chế độc tài đã và đang truy bức một cách mãnh liệt đối với những nhà nhân quyền khi họ tỏ ý chỉ trích chính phủ và viên chức chính phủ. Dưới đây là bản danh sách, thu thập từ Front Line và các nguồn khác, về những nhà bảo vệ nhân quyền bị đàn áp và tù đày vì những hoạt động của họ trên mạng:

Mohammad Reza Nasab Abdullahi

Iran-Ngày 23 tháng Hai, 2005, sau phiên toà xử kín không có luật sư đại diên, Mohmammad Reza Nasab Abdullahi bị tuyên án sáu tháng tù giam vì, theo cáo trạng, nhục mạ Nhà Lãnh Đạo Tối Cao (Supreme Leader)  của nước này và phát tán tài liệu tuyên truyền chống chính phủ. Ông bị tống giam năm ngày sau đó. Nhưng trên thực tế, Abdullahi là một sinh viên đại học, một nhà bảo vệ nhân quyền, một tổng biên tập của nhật báo sinh viên, và là chủ nhân của mạng dân báo Webnegar (“Nhà Văn Mạng”) ở thành phồ Kerman thuộc miền trung Iran. Anh bị tống giam thật ra vì đăng bài viết có tưa Tôi Muôn Biết” trên mạng dân báo của anh để gợi chuyện với Nhà Lãnh Đạo Tối Cao Ayatollah Khamenei và chỉ trích chính quyền đàn áp “quyền tư do, dân sự, và cá nhân.”

Arash Sigarchi

Iran –Bởi vì những sinh hoạt như một nhà dân báo và nhà báo, Arash Sigarchi đã bị tống giam từ ngày 26 tháng Giêng năm 2006, chỉ bốn ngày sau khi bị tuyên án ba năm tù vì “Nhục Mạ Nhà Lãnh Đạo Tối Cao”và “tuyên truyền chống chính quyền.” Trước đó ông cũng đã bị bắt và bị giam hai tháng vào đầu năm 2005 và bị Toàn Án Cách Mạng Iran tuyên án 14 năm tù giam với tội danh trên vào tháng Hai, 2005. Sau khi trả 1 tỉ rials (tiền Iran, bằng khoảng 95 nghìn đồng Euro) tiền tại ngoại, ông được thả ngày 17 tháng Ba, 2005.  Trước đó nữa, ông bị bắt ngày 27 tháng Tám, 2004 và bị giam vài ngày bởi vì đăng một bài báo với hình ảnh, về cuộc xuống đường của các thân nhân của những tù nhân bị hành quyết năm 1989. Từ đấy, ông thường xuyên bị công an quấy rầy, trù dập.  Là cựu biên tập viên của nhật báo Gylan Emroz, Sigarchi sở hữu một trang dân báo chính trị và văn hoá (www.sigarchi.com/blog) được ba năm, khoảng thời gian mà anh thường chỉ trích chính quyền.  Vì vậy các cơ quan thầm quyền đã cố sức ngăn cản độc giả truy cập vào trang dân báo của, và vì vậy trang dân báo của  anh gần như không thể vào được trong phạm vi Iran.

Al-Mansuri

Li Băng –Al-Mansuri xuất bản bài báo cuối cùng của anh ta ngày 10 tháng Giêng, 2005.  Bài báo ấy là một bản phân tích cuộc tranh luận giữa hai viên chức chính phủ, một người là Shukri Ghamin, nổi tiếng là một nhà cải cách, và người kia là Ahmad Ibrahim, nổi tiếng là một nhà bảo thủ. Al-Mansuri bày tỏ hy vọng rằng al-Saddafi, nhà lãnh đạo độc tài Li Băng, sẽ ủng hộ Shukri Ghamin.  Ngày 19 tháng Mười, 2005, toà án thành phố Tripoli, Li Băng tuyên án Al-mansouri một năm rưỡi tù giam vì sở hữu vũ khí trái phép!

Ibrahim Lutfy, Mohamed Zaki, Ahmad Didi và Fathimath Nisreen

Maldives -  Tháng Giêng, 2002 Ibrahim Lutfy, cùng với Mohamed Zaki, Ahmad Didi  và Fathimath Nisreen, phụ tá của Lutfy  bị kết tội “phỉ báng” và “chủ ý lật đổ chính quyền” sau khi họ phát hành đặc san Sandaanu, phát tán qua điện thư, với hai đề tài chính là vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Lutfy, Zaki and Didi bị tuyên án tù chung thân ngày 7 tháng 7, 2002. Nisreen, khi phiên xử diễn ra mới 22 tuổi, nhận bản án 5 năm tù giam. Ông được thả tháng Năm, 2005 sau 3 năm tù giam.
Ibrahim Lutfy thì trong lúc lãnh án, ông lén chuyền tay một ám hiệu đến vị công an viên canh gác khi Ông ở  Sri Lanka để mổ mắt.  Cũng nên nói thêm rằng Ông đã phải chịu nhiều khổ sở vì chứng sưng mắt kinh niên, và chứng bệnh này đã trở nên trầm trọng bởi điều kiện bần cùng của lao tù. Sau nhiều lần từ chối không cho Ông đi điều trị, các cơ quan thẩm quyền cuối cùng cho phép ông đi Shi Lanka để điều trị.  Sau khi vượt thoát thành công, Ông đã phải lánh nạn tại Shri Lanka, với sự giúp đở của bạn bè. Sau đó UNHCR giúp đở ông đi tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ , nơi mà ông hiện nay vẫn sống.  Còn người công an viên được chỉ định canh gác Ông ở Sri Lanka thì đã bị tống giam sau khi trở về Maldives. 
Còn ông Didi thì đã phải nhập viện tại thành phố Male vào tháng Hai, 2004 và sau đó bị quản chế tại gia. Ông bị các hội chứng tim rất nghiêm trọng và có lẽ cần phải mổ.  Zaki thì sức khỏe cũng đã suy giảm trầm trọng khi bị tù, cũng được quản chế tại gia. Cả hai đã được giảm án từ chung thân xuống còn 15 năm tù giam năm 2003.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế

Vietnam – Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, 61 tuổi, một nhà đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, được thả năm 1998 sau 20 năm tù, và đã bị bắt giam một lần nữa tại tư gia ở Sài Gòn ngày 17 tháng Ba năm 2003. Các viên chức chính quyền không hề cung cấp lý do bắt ông, nhưng có thể suy luận rằng có liên quan đến việc ông đăng một bản tuyên bố trên mạng nhằm chỉ trích rằng ở Việt Nam thiếu tự do báo chí.  Thật ra, ông chỉ đáp lại những nhận định mà một phát ngôn nhân bộ  ngoại giao công bố rằng quyền tự do thông tin ở Việt Nam đã được bảo đảm. Mặc dầu ông đang phải chống chỏi với bệnh cao huyết áp và khối u bao tử,  nhưng gia đình ông không được phép thăm ông hoặc gửi các loại thuốc chữa bệnh mà ông cần, khi ông chưa được toà án xét xử gì cả.  Ngày 22 tháng Chín năm 2003, mười hai khôi nguyên của giải Nô Ben Hoà Bình đã viết thư đến Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam để nói lên sự quan tâm đối với sức khoẻ của bác sĩ Quế và đồng thời yêu cầu ông được chăm sóc y tế đúng mức và gia đình ông được thăm nuôi ông trong thời gian chờ đợi được phóng thích.

Nguyễn Vũ Bình

Vietnam – Cựu nhà báo này bị tuyên án bảy năm tù giam ngay 31 tháng Mười Hai năm 2003 bởi phiên xử ngắn hơn ba giờ đồng hồ.  Toà Án Nhân Dân Hà Nội cũng tuyên án ông 3 năm quản chế tại gia sau khi mãn hạn tù giam. Các nguồn tin thân cận với những cơ quan công quyền Việt Nam nói rằng cáo trạng chính trong vụ xử nêu trên có liên quan đến việc anh Bình gửi một bức thư ngày 19 tháng 7, 2002 đến Ủy Ban bảo Vệ Nhân Quyền của Quốc Hội Hoa Kỳ để chỉ trích những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Ông bị kết tội vì liên hệ đến những phần tử “phản động”như Lê Chí Quang và Phạm Hồng Sơn, cả hai cũng đang bị giam vào lúc đó. Hơn thế nữa, ông bị quy tội vì đã  nhận 4,5 triệu đồng Việt Nam (khoảng 230 đồng Euros) “từ một tổ chức phản động hải ngoại", tham gia vào một tổ chức chống tham nhũng, và kêu gọi các cơ quan công quyền Việt Nam thành lập một đảng tự do dân chủ. Anh Bình cũng bị quy chụp tội đăng tải những thông điệp “phản động” trên Internet, đặc biệt là bài văn với tựa, “ Nhìn Lại Những Thoả Ước Biên Giới Việt-Trung”mà trong đó ông chỉ trích hoả ước biên giới năm 1999 giữa hai nước.

Zouhair Yahyaoui
Tunisia – Zouhair Yahyaoui, nhà sáng lập và chủ biên của trang mạng tin tức TUNeZine, được phóng thích theo điều kiện ngày 18 tháng Mười Một năm 2003 sau khi thụ án hơn nửa bản án 28 tháng tù giam. Ông bị bắt tại một quán Internet công cộng ở thủ đô Tunis, ngày 4 tháng Sáu năm 2002 khi đang dùng trang web TUNeZine để phát tán tín tức về tình hình cuộc chiến đòi dân chủ và tự do tại Tunisia.  Với bí danh “Ettounsi” (tức “Người Tunisia” trong tiếng Arab), ông viết nhiều phê bình và luận văn và là người đầu tiên phát hành một lá thư tay gửi đến Tổng Thống Ben Ali để chỉ trích hệ thống tư pháp của Tunisia thiếu công minh.
TUNeZine bị các cơ quan thẩm quyền chính phủ kiểm duyệt nội dung ngay từ ban đầu. Nhưng, những người hâm mộ được nhận một bản danh sách proxy hàng tuần để truy cập. Ngày 10 tháng Bảy năm 2002, ông Yahyaoui bị tuyên án mười hai tháng tù giam vì “đăng tải tin sai sự thật (theo điều 306-3 của bộ luật hình sự nước này) và 16 tháng tù giam vì tội “trộm bằng cách gian lận đường truyền tải thông tin”( điều 84 trong bộ luật thông tin), nghĩa là  ông dùng đường nối kết Internet ở quán publinet nơi ông làm việc. Ông bị giam trong điều kiện rất khắc nghiệt và đã hai lần tuyệt thực đầu năm 2003 để kháng án. Ông được phóng thích hơn một năm rưỡi sau đó, vào tháng Mười Một năm 2003, và qua đời vì nguyên nhân tự nhiên vào tháng Ba năm 2005, hưởng dương 36 tuổi.

Mohammed Abbou


Tunisia - Mohammed Abbou là một luật sư nhân quyền nổi  tiếng, hiện đang thụ án ba năm rưỡi tù giam vì phát hành những công bố trên Internet để kêu gọi sự quan tâm đến những vi phạm nhân quyền trong hệ thống ngục tù của Tunisia. Những công bố đó so sánh sự tra tấn và bạc đãi mà tù nhân Tunisia phải chịu đựng với những tù nhân ở trại tù Abu Ghraib (Iraq).  Mohammed là thành viên của Ủy Ban Quốc Gia vì Tự Do tại Tunisia (National Committee for Liberties in Tunisia), một trong những vô số các tổ chức phi chính phủ mà chính quyền Tunisia không công nhận, và là cựu giám đốc của Hiệp Hội Luật Sư. Là một nhà chỉ trích tham nhũng lừng danh, ông là một trong số ít những luật sư tại Tunisia sẵng lòng bình luận và hành động công khai đối với những cáo buộc tham nhũng liên quan đến gia đình của tổng thống Ben Ali.  Ông bị bắt giam vào trại tù El Kef ở thành phố Tunis, cách nhà và gia đình ông 170 kilomét, vào tháng Tư năm 2005, sau một phiên xử bị lên án rộng rãi là bất công và phi lý bởi những tổ chức phi chính phủ  (NGO) của Tunisia và của cộng đồng quốc tế. Từ ngày 11 tháng Ba đến 21 tháng Tư năm 2006, để kêu gọi sự quan tâm về những điều kiện vô nhân và ngày càng tồi tệ mà ông phải chịu đựng nơi ngục tù, và những sự sách nhiễu mà các thành viên trong gia đình ông phải đối phó khi thăm ông, ông đã tuyệt thực lần hai kể từ ngày vào ngục.

Samia Abbou, vợ của Mohammed Abbou, bị hành hung dã man ngày 7 tháng Mười Hai năm 2006.  Bà và ba nhà nhân quyền Tunisia hàng đầu khác bị tấn công và đánh đập ngoài trại giam El Kef, gần Tunis, bởi một nhóm mặc đồ dân sự gồm khoảng bốn mươi người đàn ông. Samia Abbou đến El Kef để thăm chồng bà bị giam, cùng tháp tùng là Oncer Marzouk, cựu chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia vì Tự Do cho Tunisia , Salim Boukhdhir từ tổ chức Liên Minh vì Nhân Quyền Tunisia, và Samri Ben Armor, một ký giả rất quen thuộc và là thành viên sáng lập Hiệp Hội Tương Trợ Tù Nhân Chính Trị Quốc Tế.  Theo các tường trình, cảnh sát đã chặn xe của bốn người nêu trên vài lần trên đường đến Elf Kef, và đã hiện diện bên ngoài nhà tù El Kef khi cuộc tấn công diễn ra.

Habib Salih

Syria – Ngày 29 tháng Năm, 2005, các sĩ quan tình báo quân sự bắt Habih Sali tại Tartus, khoảng 130 cây số phía bắc thành phố Damascus (ông vừa được phóng thích sau cuộc tống giam trước đó-vì tham gia vào phong trào dân sự “Mùa Xuân Damascus”). Lần này, ông bị bắt vì đăng lên hai trang web một loạt thư viết tay gửi đến các đại biểu đang dự buổi hội thảo tháng Sáu, năm 2005 của Đảng Baath, mà trong đó ông tỉ mỉ kể lại những kinh nghiệm ông đã trải qua trong tù. Trong những tháng sau khi được phóng thích, ông cũng đã viết bài chỉ trích tờ báo an-Nahar của Lebanon và trang mạng bị cấm http://www.elaph.com . Sau khi bị bắt, các cơ quan thẩm quyền liền chuyển ông vào phòng điều tra, nơi ông phải đương đầu với nguy cơ bị tra tấn.  Hiện phiên toà xử ông vẫn chưa được định đoạt.

Huang Qi

Trung Cộng– Huang là một nhà bảo vệ nhân quyền, và là người thành lập trang web Tianwang (www.6-4tianwang.com) vào tháng Sáu năm 1999 để công bố thông tin về những người bị mất tích. Lần hồi, trang web này bắt đầu đăng những phê bình và bài báo về những tiết mục mà thông thường không được các báo đài do nhà nước quản lý nói đến.
Trang web này đăng những chuyện về vi phạm nhân quyền, tham nhũng trong chính phủ, và-chỉ vài ngày trước khi Houang bị bắt giữ-một vài manh mối về cuộc thảm sát Thiên An Môn (năm 1989). Huang bị bắt ngày 3 tháng 6, 2000-một ngày trước lễ kỷ niệm thứ thứ 11 của những cuộc biểu tình rầm rộ (của sinh viện) năm 1989-và bị kết tội dựa theo hai điều 103 và 105 của bộ luật hình sự.  Ông bị quy chụp tội đăng tải những bài viết, do các nhà bất đồng chính kiến đang sống ở hải ngoại viết, về các cuộc biểu tình năm ấy trên website của ông.  Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Huang nói rằng trong vòng một năm đầu tiên ông thụ án tù,  ông bị cưởng ép phải ngủ dưới sàn nhà, ngay cạnh bên cầu xí. Và ông phủ nhận tội trạng về lật đổ và ông khẳng định tội ây không áp dụng cho mình. Ông nói: “Nếu một ai đó ở Trung Quốc đấu tranh cho dân chủ và tự do và sau đó bị  kết tội tham gia vào Biến Cố 4 tháng Sáu, thành viên Pháp Luân Công, hoặc là một nhà đấu tranh dân chủ, thì tôi chắc chắn sẽ nói với chính quyền rằng tôi cũng là một trong những người ấy, và tôi rất hãnh diện về điều đó.  Không có sự nghi vấn nào rằng tôi đang đeo đuổi theo dân chủ và tự do.” Ngày 4 tháng 6, 2005 Huang Qi được phóng thích sau khi mãn án. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao tặng ông giải thưởng Cyber-Freedom Prize (Tự Do Trên Mạng Ảo) năm 2004.

No comments:

Post a Comment