2010/09/13

An ninh điện tử | Kiểm Khảo Nội Dung Trên Mạng (Censorship of online content)

Xuất Bản Trên Mạng

Những nhà bảo vệ nhân quyền đã và đang có được nhiều lợi điểm từ Internet bởi vì Internet giúp họ dễ dàng liên lạc với cộng đồng toàn cầu. Những bản tin về vi phạm nhân quyền được lưu hành trên mạng và có thể kích động ngay một cuộc lên án từ bên ngoài, đặc biệt bên ngoài một quốc gia hay một vùng. Những vùng mà lúc trước các phương tiện truyền thông quốc tế không thể với tới nay đã khác. Những chính phủ nào muốn bịt miệng các nhà đối kháng tại quê hương họ, nay phải đối đầu với nhiều thử thách có tầm vóc quốc tế. Nhưng, bởi vì khuôn khổ cấp quốc tế không cung cấp chuẩn mực để biện minh hoặc cho phép chuyện kiểm khảo nội dung, nên đại đa số các quốc gia dựa vào luật pháp của nước họ.  Thường, Internet được cho là nằm trong phạm vi của các đạo luật quản lý truyền thông. Thế nhưng, điều này rất khó thể biện minh được bởi vì những gì xuất bản trên mạng, không giống như trên phương tiện thông tin truyền thống địa phương, được xuất bản cho khán giả toàn cầu và có thể xuất phát duy nhất tại một quốc gia, nhưng vẫn truy cập được trên toàn cầu. Trong trường hợp của nhóm truyền thông Dow Jones và Gutnick tại Úc Châu, Joseph Gutnick kiện tạp chí trên mạng là Barrons (1) của Canada tội phỉ báng.  Toà thượng thẩm Úc đã tái khẳng định quyết định của toà tối cao bang Victoria rằng bài báo trên Barron phải được xem qua các máy điện toán đặt tại bang Victoria mới có giá trị pháp lý! Nói một cách khác, khi suy rộng ra, một xuất bản không chỉ được pháp luật bảo vệ tại nơi được đọc, mà luôn cả nơi biên tập.

Một trường hợp khác liên quan đến kiểm khảo nội dung bài viết trên mạng bắt đầu vào năm 2000 khiến cuộc thưa kiện với tên Yahoo! vs. La ligue Conte le Racisme et L’antisemitisme xảy ra tại Pháp và Hoa Kỳ.  Chuyện khởi nguồn từ việc những văn phẩm và kỷ vật của Đức Quốc Xã (chế độ độc tài, tàn bạo dưới thời Hít Le bên Đức), được lưu truyền trên Yahoo (Yahoo Groups).  Vì những tài liệu này cũng có thể được truy cập tại Pháp, nhưng vì luật pháp của Pháp cấm nên toà án Pháp bắt buộc Yahoo có biện pháp ngăn chặn, tuy công ty Yahoo không vướng phải hệ thống pháp lý của Mỹ, mặc dù các servers của Yahoo được đặt tại Hoa Kỳ. Cuối cùng, toà án của cả hai nước đã xử Yahoo thua kiện, mặc dù làm vậy là vi phạm quyền tự do ngôn luận trong Tu Chính Án Thứ Nhất (First Amendment) của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Ngoài việc phải xử lý những tuyên truyền của Đức Quốc Xã, phiên xử nêu  trên là một tiền lệ cho phép luật của một quốc gia vẫn có thể hiệu lực và thi hành tại một quốc gia khác.

Nhiều quốc gia hiện nay đã ban hành nhiều luật cụ thể để hoạch định tính hợp pháp của những thông tin được phát hành trên mạng. Điển hình, luật pháp Iran “…cấm và cho rằng phạm pháp nếu phát hành trên Internet bất kể tài liệu nào trái ngược hay lăng mạ giáo pháp Hồi Giáo, giá trị cách mạng, tư tưởng của Imam Khomeini, Hiến Pháp, hoặc gây tổn hại đến đoàn kết quốc gia, cấy sự mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của giới cầm quyền, tuyên truyền tốt cho những nhóm bất hợp pháp, khuyến khích những thói xấu như hút thuốc lá, hay lăng mạ viên chức chính phủ.”
Tại Miến Điện, “Người xử dụng Internet tuyệt đối không được đăng bất cứ gì có nội dung liên quan đến chính trị nếu “nguy hại” đến quyền lợi quốc gia, các chính sách đương thời và công việc của chính phủ”

Thái Lan và Tây Ban Nha nghiêm cấm tất cả hành vi phạm thượng đến hoàng tộc, trong khi tại Thổ Nhĩ Kỳ thì cấm tất cả nội dung có mục đích lăng mạ chủ nghĩa quốc gia, nói xấu cha đẻ của nước này thời hiện đại là Kamal Attaturk, hoặc đề cập đến cuộc thảm sát chủng tộc Armenia. 

Trong khi đó, Đức và Pháp tích cực theo đuổi và dẹp bỏ (hoặc kiểm khảo nội dung) bất cứ bài viết, tài liệu nào phủ định cuộc diệt chủng người Do Thái (Holocaust) hoặc trợ giúp tìm kiếm những kỷ vật thời Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Tại Ai Cập, trong những đạo luật về tình trạng khẩn trương quốc gia (Emergency Laws) có đoạn nghiêm cấm “kêu gọi bằng truyền miệng, viết, hoặc bất cứ cách nào khác nhằm cản trở hiến pháp hoặc luật pháp; tàng trữ tài liệu kêu gọi các hành động vừa nêu, bóp méo tin tức hoặc những tuyên bố của chính phủ, phát tán và khuyến khích tin đồn nhằm phá rối an ninh trật tự, hoặc làm tổn lại đến công chúng và lợi ích chung.”

Vào năm 2002, người sử dụng Internet tại Ai Câp được cảnh báo phải tránh xa những vấn đề cấm kỵ (như quan hệ giữa người Thiên Chúa Giáo và người Hồi Giáo, xuất bản ý tưởng khủng bố, vi phạm nhân quyền, chỉ trích tổng thống, gia đình tổng thống và quân đội, hay quảng bá phiên bản mới của đạo Hồi Giáo) và được mách bảo rằng việc bày tỏ ý kiến công khai không được hoan nghênh. Từ đó, vài nhà dân báo (bloggers) đã bị tù đày chỉ vì bày tỏ ý kiến, tư duy trên mạng.

Các trường hợp pháp lý khác đã tác động đến việc truy cập thông tin điện tử bao gồm:

- Chính Án về Phát Sóng Úc Châu (dịch vụ mạng) 1999 đã tạo và trao quyền kiểm soát nội dung Internet cho Ủy Quyền Truyền Thông và Thông Tin Úc Châu (Australian Communications and Media Authority).  Nội dung trên các website đăng bởi các server tại Úc hoặc tại nước ngoài được phân loại bởi Phòng Phân Loại Phim và Văn Phẩm (Office of File and Literature Classification).  Tất cả nội dung trên trang web nào bị liệt kê vào loại “cấm” có thể bị lệnh gở xuống nếu ở Úc, còn nếu ở nước ngoài thì sẽ bị cho vào danh sách sàng lọc (filtering).

- Bên Hoa Lục, Điều Khoản về Quản Lý Thông Tin và Dịch Vụ Internet (Chinese Provisions fo the Administration of Internet News Information Services) định nghĩa nội dung của những thông tin trên mạng là “...tin tức, phúc trình, và bình luận thời cuộc, chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, ngụy kịch quốc gia, và những chuyện thời sự khác...”Ref. Điều 5 trong Điều Khoản trên bắt buộc bất cứ website hoặc bản thông cáo này muốn phát hành bất cứ nội dung gì không có trên các website chính thức của chính phủ phải được duyệt xét và chấp thuận bởi Phòng Thông Tin của Hội Đồng Nhà Nước.

- Tại Việt Nam, nghị định Văn Hoá và Thông Tin Truyền Thông (Decree on Cultural and Information Activies) sẽ phạt 30 triệu đồng Việt Nam (khoảng 1 500 USD) đối với những ai phát tán tư tưởng “phản động” bao gồm cả thố lộ bí mật (của đảng, nhà nước, kinh tế, và quân sự), những ai không nhìn nhận thành tích cách mạng, và những ai không nạp những bài viết để được duyệt xét trước khi lưu hành.

- Ân Độ bắt buộc những công ty cung cấp dịch vụ Internet (ISP) được phép hoạt động tại nước này phải “bảo đảm không được lưu hành bất cứ điều gì có nội dung chống đối, khiêu dâm, chưa được chính phủ ủy thác, hoặc bất cứ nội dung  khác, cũng như tin nhắn hay những thông tin truyền thông vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và các luật về mạng ảo của quốc tế lẫn quốc nội,  bằng bất cứ hình thức nào hoặc không phù hợp với luật pháp Ấn Độ, trên mạng lưới của mình, và ISP phải có biện pháp ngăn chặn những nội dung nêu trên..”

No comments:

Post a Comment