2013/03/14
4 nước khác trong danh sách này là Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.
Hàng chục người bị bỏ tù
Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tại những nước như Việt Nam, Eritrea, công an cảnh sát luôn canh chừng tại các quán café internet. Những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam luôn bị công an theo dõi và thậm chí bị công an mặc thường phục tấn công.
Phúc trình của RSF cũng cho biết trong năm qua Việt Nam đã bỏ tù 31 người sử dụng internet.
Cũng nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt trên internet, Tổ chức Phóng viên không biên giới công bố một danh sách 5 công ty tư nhân là kẻ thù của internet. Đó là các công ty Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue coat.
Tuy nhiên, theo Tổ chức nhà báo không biên giới, danh sách các công ty này sẽ tiếp tục còn được mở rộng trong các tháng tới.
Các công ty trong danh sách bị cáo buộc đã làm ra các sản phẩm vi phạm quyền cơ bản của con người và tự do thong tin.
Những “kẻ thù của Internet”
Trong danh sách các nước kẻ thù của internet có Syria, với khoảng 5 triệu người sử dụng internet thường xuyên bị nhà nước theo dõi.
Tổ chức nhà báo không biên giới cho biết dã có 22 nhà báo và 18 người sử dụng internet tại Syria bị bắt giữ. Hiện hệ thống internet tại nước này được điều hành bởi các công ty do Tổng thống Basha al-Assad lập ra.
Chính phủ Syria ra lệnh theo dõi chặt chẽ các hoạt động trực tuyến, bao gồm việc sao chép toàn bộ các trao đổi email trong Syria, ngăn chặn những tìm kiếm.
Vào năm 2011, Syria đã gia tăng kiểm soát Internet bằng cách sử dụng công nghệ mới của công ty Blue Coat, một trong những công ty bị xếp vào danh sách kẻ thù của internet.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Phóng viên không biên giới, Trung Quốc phải được coi là kẻ thù lớn nhất của internet. Các công ty và cá nhân bắt buộc phải thuê dải băng rộng của họ từ nhà nước hoặc công ty do chính phủ quản lý.
Trung Quốc cũng sử dụng công nghệ tường lửa để kiểm soát và lọc thông tin trên mạng. Từ năm 2003, mọi truy cập vào những website ở nước ngoài đã bị kiểm duyệt.
Trung Quốc đã bỏ tù 30 nhà báo và 69 công dân mạng. Đây được coi là con số lớn nhất so với 4 nước còn lại.
No comments:
Post a Comment