2010/09/13

An ninh điện tử | Sự Giám Sát Truyền Thông (Communications Surveillance)

Sự giám sát truyền thông đã bắt đầu hiện diện khi thời đại điện tin chào đời. Nói chung, chúng ta có thể chấp nhận việc cảnh sát và các cơ quan tình báo được quyền nghe lén ai đó để bảo đảm quyền lợi và an ninh công cộng.  Nhưng, vì nhiều kẻ gian đã bị bắt bởi vì bị phát hiện nghe lén điện thoại hoặc đột nhập để xem hồ sơ những cú gọi.  Cho nên, quyền nêu trên phải được bảo đảm không được ủy nhiệm một cách dễ dàng và phải thông qua một quá trình pháp lý, hoặc một quá trình tương đương trước khi các hành động trên được ủy thác.  Nếu không, người người sẽ đứng lên và la ó một khi họ biết rằng mỗi cuộc nói chuyện qua điện thoại của họ từ trước đến nay đều bị ghi âm và lưu giữ! Vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên hoặc cảm thấy lạnh ngưòi khi biết rằng rất nhiều quốc gia đã ra tay một cách nhanh chóng và thầm lặng để ban hành những  đạo luật để hợp pháp hoá sự giám sát và lưu trữ những giao tiếp trên Internet. 

Ví dụ, vào năm 1996, Digicom, công ty cung cấp dịch vụ điện tử lớn nhất tại Pakistan, yêu cầu khách hàng ký  bản giao kết nhằm áp đặt những hạn chế khi xử dụng Internet. Dưới các điều khoản của bản giao kết này, người xử dụng bị cấm không được mã hoá dữ liệu và phải chấp nhận những trao đổi, thông tin điện tử của họ được giám thị bởi các cơ quan nhà nước.  Thêm vào đó, người xử dụng Internet phải cung cấp cho Digicon bản sao căn cước của thẻ chứng minh nhân dân, trong khi công dân ngoại quốc phải cung cấp bản sao của hộ chiếu.  Những ai thiếu sót sẽ bị cắt đường nối kết, và mất dịch vụ Internet.

Theo lời đồn, các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng Chín (Hoà Kỳ) đã được chuẩn bị phần lớn qua Internet. Giờ đây, các nhà chức trách trên toàn thế giới, với lý do an ninh, đã tự ý nới rộng những cơ sở pháp lý nhằm giám sát thêm những thông tin lưu chuyển trên Internet trong phạm vi lãnh thổ của nước họ. Như đã nói, những hệ thống giám sát Internet đã và đang được thiết lập ở cấp quốc gia. Ví dụ, Sở An Ninh Liên Bang của Nga Sô đã đặt một hệ thống hộp đen (black box) để giám sát tại mỗi ISP (dự án này được biết với tên SORM2).  Thêm vào đấy, họ ép buộc các ISP phải chi trả chi phí cho hệ thống giám sát này. Tương tự, dự án “Khiên Vàng” (Golden Shield) của Trung Quốc được công bố năm 2001. Thay vì xử dụng một hệ thống Internet cấp quốc gia với nhiều tường lửa được lắp đặt, khác biệt với mạng lưới toàn cầu, Trung Cộng đang chuẩn bị xây dựng một hệ thống giám sát tình báo dính liền vào hệ thống này để tiện cho nước này “thấy,””nghe” va và “suy đoán”. Và một hệ thống giám sát toàn cầu được biết đến với tên ECHELON đã được các nước Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, và sau cùng Đức đồng xúc tiến sau khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc.

Những trao đổi qua Internet không những bị giám sát mà còn bị lưu lại, thường là trong một thời gian dài.  Năm 2005, liên minh Châu Âu (EU), dưới áp lực từ ban hội đồng đã đệ trình một đao luật bắt buộc tất cả các nước thành viên phải lưu trữ dữ liệu Internet ít nhất là hai năm100,  mặc dầu thành viên có quyền chọn lưu trữ lâu hơn. 

Điều 8 trong Công Ước Âu Châu về Nhân Quyền bảo đảm quyền được tôn trọng đối với đời sống riêng tư và đời sống gia đình. Điều này quy định cụ thể rằng các cơ quan công quyền có thể can thiệp vào các quyền này chỉ ở các trường hợp rất hạn hẹp đã được xác định. Cụ thể, bất cứ sự can thiệp nào vào quyền này phải hợp pháp và chỉ được thi hành để chống tội ác và bảo đảm quyền lợi an ninh quốc gia. 

Sự giám sát và lưu trữ các dữ liệu riêng tư một cách tùy tiện và vô tội, bất kể lợi hại là một mối đe doạ đến công việc và sự an ninh của những nhà nhân quyền.  Những thông tin mà họ trao đổi cũng có thể bị kẻ gian ngụy tạo, hoặc nặc danh nhằm phá hủy uy tín của họ, hay kết tội hình sự đối với họ. Cho nên, chuyện các công ty Internet đang hợp tác với những chính quyền độc tài là đang tiếp tay hủy hoại quyền riêng tư của các công dân đang bị các chính quyền đó cai trị.

Tóm lại, quốc gia nào đã và đang xúc tiến các biện pháp giám sát công dân tại nước mình trên Internet, với quy mô lớn, nên thành lập một cơ quan độc lập và ủy quyền cơ quan đó giám thị việc thu thập, lưu trữ và xử dụng những dữ liệu cá nhân như nêu trên. Những đạo luật gắt gao phải được ra đời để chống sự lạm dụng nhằm bảo vệ quyền riêng tư và danh tính của chúng ta!

No comments:

Post a Comment