2010/09/30

Tại sao vượt tường lửa và an ninh điện tử cần thiết cho bạn?

Chiến dịch Vượt Tường Lửa do đảng Việt Tân phát động

Đài Chân Trời Mới
2010/09/30


Đài Chân Trời Mới phỏng vấn Ks Nguyễn Ngọc Bảo - Phần 1

CMT: Xin ông cho biết sơ qua về bối cảnh Chiến Dịch No Firewall và An Ninh Điện Tử

Ks NNBảo: Đây không phải là lần đầu tiên mà Việt Tân tung ra một chiến dịch liên quan đến quyền Tự Do Thông Tin, Ngôn Luận, một quyền căn bản của con người mà hiện nay người dân không có tại Việt Nam.

Việt Tân đã tung ra Chiến Dịch Bất Phục Tùng Dân Sự khi FaceBook bị ngăn chặn và nhiều đợt vận động can thiệp cho quyền tự do thông tin trên mạng Internet tại VN trong nhiều năm qua.

Tại các quốc gia tự do dân chủ, quyền tự do ngôn luận luôn luôn được tôn trọng, bảo vệ và được xem là một Đệ Tứ Quyền, có ảnh hưởng ngang hàng với Hành Pháp, Tư Pháp, Lập Pháp. Tại các quốc gia độc tài, nhà cầm quyền luôn tìm mọi cách để ngăn chặn hay giới hạn quyền tự do thông tin, nhằm che dấu những tội ác, những hành vi bán rẻ quyền lợi của dân tộc, hầu tránh gây ra những phản ứng đồng loạt vì bất mãn của quần chúng, có thể nguy hại đến quyền lực của họ.

Theo một số thống kê gần nhất, hiện có hơn 25 triệu người xử dụng  mạng Internet tại VN. Khoảng 27% dân số 89 triệu, đây là một tỷ số rất cao, so với 200.000 người vào năm 2000, so với mức trung bình tại Á Châu là 21,5%. So với Trung Quốc, hiện có 420 triệu người có khả năng truy cập vào Internet, một tỷ số 31, 6% trên một dân số 1,33 tỷ.

Đây là một tiềm năng thông tin rất lớn lao cho tiến trình dân chủ hóa, một phần vì các phương tiện cổ điển như báo chí, chương trình truyền thanh, truyền hình, hoàn toàn dưới sự kiểm soát của nhà nước CSVN và đang phải chịu một sự kiểm duyệt rất gắt gao.

Phần khác vì Internet là một hệ thống có khả năng tự điều chỉnh, đa hệ (multi mode), nhiều chiều (multi dimensional), tiện lợi, nằm ngoài sự kiểm soát của chế độ, có khả năng vận chuyển nhanh chóng âm thanh, hình ảnh, bài viết trên khắp thế giới, và với những phương tiện nhân lực và tài chánh rất ít ỏi so với các đài phát thanh, truyền hình.

Do đó qua Chiến Dịch Vượt Tường Lửa và An Ninh Điện Tử, Việt Tân muốn góp phần hướng dẫn và cung cấp những cách thức và kỹ thuật cụ thể cho người dân VN, gia tăng khả năng an toàn điện tử cho chính mình chống lại các nhu liệu độc hại (spyware) của chế độ và biết cách vượt qua được bức màn kiểm duyệt của chế độ CSVN.

CTM: Mục tiêu của Chiến Dịch này là gì?

Ks NNBảo: Trung Quốc đã thành lập ra hệ thống Vạn Lý Trường Thành Điện Tử vĩ đại, nhằm kiểm soát tất cả những trao đổi thông tin, truy cập mạng của dân chúng.

Rập khuôn theo Trung Quốc CSVN đang càng ngày càng xiết dần khả năng kiểm soát mạng Internet tại VN. Nhằm giới hạn mức độ thông tin và đồng thời truy lùng trên mạng, nhận diện và bắt giữ những thành phần dân chủ hoạt động trên mạng Internet.

Tuy nhiên với sự hội nhập  ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Viet Nam vào trong nền kinh tế toàn cầu (Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, nhóm kinh tế vùng ASEAN v.v..), với các trao đổi về dữ kiện tài chánh ngân hàng, thị trường chứng khoán, các trao đổi điện tử tự động về dịch vụ thương mại, đặt hàng, hóa đơn, quản trị kho giữa các hãng xưởng, CSVN và ngay cả Trung Quốc cũng không thể nào cắt hẳn mọi liên lạc như thời ngăn sông cấm chợ cách đây 25 nam, nếu không muốn phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể dẫn đến biến loạn xã hội.

Các nhà cầm quyền độc tài đã bắt buộc phải duy trì những cổng viễn thông nối vào hệ thống mạng toàn cầu Internet, và chủ trương xử dụng mọi biện pháp kỹ thuật thanh lọc trang mạng (URL filter), ngăn chặn bằng địa chỉ IP, chặn các cổng (port), tấn công từ chối dịch vụ các web site dân chủ, có Công An Mạng để theo dõi nội dung các trao đổi nhằm ngăn cấm người dân truy cập vào những site web đang cổ võ tự do dân chủ hay phổ biến, trao đổi những thông tin cấm kỵ đối với chế độ. 

Nỗ lực nâng cao kiến thức

Từ những nhận định trên, mục tiêu của Chiến Dịch Vượt Tường Lửa và An Ninh Điện Tử là nhằm giúp nâng cao kiến thức của tất cả mọi người Việt Nam xử dụng mạng Internet để trao đổi, thông tin, giúp người dân biết cách ứng dụng những biện pháp căn bản để bảo vệ các dữ kiện quan trọng, riêng tư của mình trên máy điện toán và những cách thức vượt qua hàng rào kiểm duyệt.

Những nỗ lực nâng cao kiến thức cần được tiến hành qua 4 lãnh vực :

1)    Nhận diện những de dọa trên mạng Internet
2)    Cách xử dụng, những việc nào nên làm và những việc nào không nên làm,
3)    Biết cài đặt trên máy điện toán những kỹ thuật ít tốn kém nhằm bảo vệ dữ kiện quan trọng của người xử dụng Internet,
4)    Biết xử dụng những phương cách từ giản tiện đến tinh vi nhằm vô hiệu hóa hàng rào kiểm soát của chế độ CSVN.


CTM: Xin ông cho biết thêm chi tiết về 4 lãnh vực về an ninh điện tử vừa nêu Nhận diện những de dọa trên mạng Internet

Ks NNBảo: Thứ nhất, nhận diện những đe dọa. Những đe dọa này đến từ :
Chương trình  loại gián điệp (spyware) dùng để lấy cắp các dữ kiện trên máy điện toán, những nhu liệu này được cài đặt trên các web site đã bị tin tặc tấn công và chiếm cứ. Khi truy cập vào các web site này, máy điện toán của người xử dụng sẽ bị nhiễm. Những chương trình này  được các nhà cầm quyền độc tài chế tạo ra và chuyển cho tin tặc xử dụng nhằm xâm nhập máy điện toán các nhà dân chủ.

Chương trình di động độc hại (mobile code như ActiveX, JavaScript) được tải xuống browser như Internet Explorer và được dùng để khai thác các lỗ hổng an ninh các nhu liệu dùng trên máy điện toán. Những chương trình này được cài đặt qua các đợt tấn công xâm nhập vào các web site. Một ngã khác là qua các máy điện thoại di động loại Smart Phones, virus có thể xâm nhập vào máy điện toán qua ngã nối (Wifi, Bluetooth, port USB).

Virus hay mã độc được gởi đến các hộp thư email bằng phishing (câu nhử) nhằm để nhử người xử dụng click vào các trang mạng độc hại hay mở ra các gói tin có gài virus.

Thuê các nhóm tin tặc hay chỉ thị cho công an mạng giả dạng tin tặc tấn công bằng hình thức Denial of services (DOS), làm tê liệt các web site các tổ chức dân chủ, hay các máy điện toán cá nhân không truy cập vào mạng được. Để làm việc này, tin tặc xử dụng hàng trăm ngàn máy điện toán, họ đã cài đặt được botnet (loại chương trình độc hại được cài đặt trong máy, nhận chỉ thị từ bên ngoài) để tấn công đồng loạt máy server web.

Gởi những điện thư giả mạo người gởi nhằm phao tin đồn thất thiệt, vu cáo nhằm bôi nhọ, tạo nghi ngờ.

Có 3 cách thức để đối phó với các đe dọa trên:

Thứ nhất, cách xử dụng: 1) Cẩn thận không truy cập những địa chỉ site web khả nghi, lạ, hiện nay có hơn 230 triệu web site, và có khoảng hơn 1 triệu web site bị nhiễm mã độc.  2) Không cung cấp bất cứ dữ kiện nào (login, password) qua điện thoại hay email dùng để nối kết vào mạng hay dùng để vào tài khoản điện thư (email account), 3) Không click vào bất cứ địa chỉ trang mạng (URL) trong một email lạ, loại spam, dù địa chỉ người gởi là người quen biết, và xóa bỏ ngay email lạ này.4) Không du nhập, cài đặt vào máy điện toán bất cứ một nhu liệu lạ nào từ disk USB mà ta không biết rõ nguồn gốc hay kha nghi.

Thứ hai, biết cài đặt những kỹ thuật an ninh điện tử ít tốn kém nhưng hữu hiệu : cài đặt thường xuyên những update cập nhật về an ninh hệ thống điều hành (Windows XP, Vista hay Seven), cài đặt một gói nhu liệu chống virus, chống nhu liệu gián điệp spyware với sự cập nhật hàng ngày, cài đặt một nhu liệu tường lửa trên máy điện toán cá nhân. Tất cả những nhu liệu này đều có thể lấy xuống (download) một cách miễn phí từ trên mạng và cài đặt một cách khá dễ dàng.

Thứ ba, áp dụng những cách vượt sự kiểm soát một cách đơn giản : Truy cập các trang mạng qua các cache của các hệ thống truy tìm (search engine như Google), xử dụng email trên các webmail ngoài Việt Nam để nhận các trang Web bị ngăn cấm hay trao đổi email, xử dụng những proxy loại anonymous  hay proxy cài trên máy, để vào các trang web bị ngăn cấm, xử dụng các nhu liệu như Tor, Ultrasurf.... Việc làm đồng loạt của hàng triệu người trong Việt Nam vượt tường lửa sẽ gây ra rất nhiều khó khăn nan giải cho chế độ trong việc ngăn chặn.

Những hướng dẫn về cài đặt, cách xử dụng được trình bày chi tiết trên web site www.viettan.org và blog no firewall nofirewall.blogspot.com

CTM: Xin ông cho biết nỗ lực này của Đảng Việt Tân có nhằm tới thành phần nào đặc biệt hay không?

Ks NNBảo : Hiện nay có khoảng ít nhất 7,5 triệu máy điện toán cá nhân tại Việt Nam, dựa trên tổng số địa chỉ IP cho Việt Nam khoảng 8,3 triệu địa chỉ. Tổng số tên Miền (Domain) vn là 160.000 (tính đến tháng 9/2010).

Phần lớn người dân xử dụng dịch vụ Internet phổ thông như truy cập mạng, nghe nhac, đọc tin tức, gởi và nhận email, lên các diễn đàn để nói chuyện với nhau như chat, gọi điện thoại qua Internet như voip, chuyển lên (upload) và tải xuống (download) các loại tài liệu dạng Word, Excel, PDF, …, lên các mạng lưới (network) giao tiếp về mặt xã hội, nghề nghiệp như FaceBook, làm dân báo qua blog, tất cả những dịch vụ trên Internet đều có những rủi ro như tin tức về đời tư, dữ kiện bị thất thoát, lấy cắp, máy bị nhiễm cài mã độc (trojan), dữ kiện có thể bị virus làm hư hao hay bị phá hủy, với tất cả các hậu quả của việc này, người liên hệ bị khiển trách hay mất việc làm, nhân sự bị bắt giữ qua những dữ kiện về công tác hay về nhân sự các tổ chức đấu tranh mà công an mạng lấy được.

Qua Chiến Dịch này, Việt Tân kêu gọi người xử dụng mạng Internet quan tâm đến các mối đe dọa đặc biệt của mạng Internet tạo ra bởi nhà cầm quyền CSVN và áp dụng triệt để các khuyến cáo và biện pháp phòng ngừa dễ thi hành và ít tốn kém nhằm chống lại các đe dọa trên.

Việt Tân cũng kêu gọi những người có kiến thức chuyên môn, nhất là các thành phần trẻ, giúp đỡ những người khác trong vòng đai quen biết, để huấn luyện, chỉ dẫn cho họ dựa trên các tài liệu.

Nhân dịp này, Việt Tân cũng đặc biệt kêu gọi những administrator (quản trị viên) các hàng rào kiểm duyệt tại các cổng vào (gateway) ra vào Việt Nam hay đóng góp với rất ít rủi ro, vào tiến trình chuyển hóa dân chủ, bằng cách dùng kiến thức và vị trí của mình nhằm kín đáo hỗ trợ cho người dân vượt qua được,  những biện pháp kiểm duyệt bằng địa chỉ IP hay bằng cách lọc các máy chủ Web (server) hay trang mạng (URL) bị xem là « phản động » thuộc các tổ chức dân tộc dân chủ.

CTM : Kiến thức vượt Tường Lửa chúng tôi đã thấy xuất hiện trên Internet, tại sao bây giờ Đảng Việt Tân quyết định tung ra một chiến dịch lớn để quảng bá kiến thức này ? Thời điểm này có gì đặc biệt để đưa đến quyết định này của Việt Tân

Ks NNBảo : Đúng như vậy, kiến thức Vượt Tường Lửa đã được phổ biến rộng rãi cho giới xử dụng Internet trên các web site chuyên môn về an ninh điện toán và Internet và các web site các tổ chức Phi Chinh Phủ như NGO in the Box, Front Line Defenders, www.sesawe.net, tuy nhiên những dữ kiện qúy giá này không được truy cập và quan tâm đúng mức, vì người xử dụng không có đủ kiến thức cần thiết để năm bắt,  và không biết phải làm gì.  Có một số điểm sau đây khiến cho việc phổ  biến lúc này có tác dụng rộng rãi và hữu hiệu hơn :

1)    Số lượng người xử dụng và số máy nối được vào mạng Internet tại Vietnam vào năm 2010 cũng như lưu lượng thông tin  đã lên đến một mức độ khả dĩ gây ra rất nhiều kho khăn cho việc áp dụng kiểm duyệt. Xin nhắc lại Trung Quốc đã tổ chức một đội ngũ công an mạng hơn 30.000 chuyên viên và một ngân sách hàng tỷ Mỹ Kim với những phương tiện kiểm soát khổng lồ, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi khả năng truy cập vào mạng của 420 triệu người Trung Quốc

2)    Các biến chuyển như các hoạt động bảo vệ chủ quyền đất nước Hoàng Sa, Trường Sa, hoạt động liên kết giữa các tổ chức đảng phái dân chủ, hành động tố cáo những sự cấu kết phi pháp, nhũng lạm các giới chức đảng CSVN …), trong tinh thần Đấu Tranh Bất Bạo Động cần được sự hỗ trợ mạnh mẽ  thêm nữa của quần chúng trong nước để đạt đến một số đông cần thiết. Những hỗ trợ tham gia này chỉ có được khi người dân được thông tin, hướng dẫn

3)    Sự hưởng ứng đầy khích lệ của nhiều thành phần quần chúng đặc biệt của giới sinh viên, thanh niên qua chiến dịch FaceBook đã cho chúng ta thấy quần chúng trong nước đã ý thức và sẵn sàng vượt tường lửa nếu được hướng dẫn và hỗ trợ. Một số phương tiện đa được hoàn tất nhằm có thể chuyển tải vào trong Việt Nam và xử dụng một cách rộng rãi trong nước nhằm hướng dẫn người dân, đặc biệt qua các tài liệu mà Việt Tân vừa hoàn tất phần dịch thuật qua tiếng Việt và trình bày dễ hiểu cho nhiều mức độ hiểu biết khác nhau, và hiện đang được phổ biến trên blogspot www.nofirewall.blogspot.com đó là Cách Thức Vượt Thoát Kiểm Soát Internet và An Ninh Điện Tử và Bảo Vệ Đời Tư. Những tài liệu này sẽ được in ấn và chuyển tải vào trong Việt Nam qua phần download miễn phí tứ một số web site. Cũng như qua các tài liệu in trên giấy với sự hỗ trợ của các Tổ Chức Phi Chính Phủ về An Ninh Điện Tử.

4)    Qua những bản tường trình của các hãng xưởng chuyên về An Ninh Điện Tử, càng ngày càng nhiều máy điện toán và server tại Việt Nam bị nhiễm virus, botnet, vì thiếu hiểu biết về những đe dọa trên mạng, không biết phải cài đặt xử dụng những nhu liệu nào để tự bảo vệ và có hữu hiệu hay không.

Kiến thức Vượt Tường Lửa  và An Ninh Điện Tử đã có nhiều trên Internet, nhưng chưa đuợc áp dụng  nhiều vi thiếu hỗ trợ và một nỗ lực nhắc nhở thường xuyên. Sau khi đã liên tục tung ra các chiến dịch vận động cho tự do Internet, Việt Tân nhận định đây là lúc cần tiến hành chiến dịch Vượt Tường Lửa và An Ninh Điện Tử với các phương tiến cập nhất và những hướng dẫn khả thi. Trang nhà của web site www.viettan.org đã phổ biến từ lâu những phương pháp hiện đại và cập nhật để Vượt Tường Lửa. Và nay mở ra thêm blog www.norefirewall.blogspot.net những hướng dẫn, tài liệu cập nhật, cần thiết cho người xử dụng Internet tải xuống.

Đây là một cuộc đo sức dai dẳng, quyết liệt mà phần thắng và chủ động không nằm trong tay các chính quyền và chế độ độc tài. Qua mỗi lần đo sức, phần thắng vẫn luôn nghiêng về phía tập thể muốn bảo vệ khả năng truy cập tự do vào mạng Internet.

Một bên là các chế độ độc tài như CSVN, Trung Quốc, Miến Điện, các chế độ muốn kiềm soát Internet với khả năng kỹ thuật, tài chánh dồi dào, đội công an mạng hùng hậu.

Một bên là những người muốn truy cập tự do vào mạng tại các quốc gia độc tài hơn 500 triệu và phía bên các quốc gia dân chủ tự do, gồm khoảng 1,2 tỷ người, hỗ trợ bởi một cộng đồng ‘security community” gồm hơn 300.000 kỹ sư, chuyên viên thượng thặng, về an ninh điện toán trên các hệ thống UNIX, Windows, các hãng tư vấn về an ninh, các tổ chức Phi Chinh Phủ về an ninh điện tử với rất nhiều sáng kiến, tài tháo vát, khả năng nghiên cứu, thảo chương trình, đang nỗ lực hướng dẫn, soạn ra các phương thức, các nhu liệu mới giúp cho người xử dụng Internet vượt qua được sự kiểm duyệt và bảo vệ an ninh các dữ kiện quan trọng của mình. Cho đến nay vẫn là sự thắng thế của trí tuệ tập thể khai phóng và của tự do trên độc tài.

No comments:

Post a Comment